Mai nói lời tạm biệt thành phố này khi những ngón măng
của cô đang miết mạnh trên bộ hồ sơ xin việc, mà chỉ cần vài tiếng đồng
hồ nó sẽ được chuyển phát nhanh đến nơi cần đến. Đó là một lời tạm biệt
chỉn chu của cô gái sống mười năm trong lòng thành phố.
Nhìn cái miết tay ấy như thấy được cả sự lấn cấn còn vướng bận trong
lòng. Nếu quả thật đời người chỉ là kiếp trọ trần gian thì sự dịch
chuyển này đâu có đáng nặng nề. Tạm biệt nơi chốn này để đến ngả lưng
trong một quán trọ khác, nghe những tiếng nói khác, ngắm một vùng trời
khác. Mai thở dài, thả người nằm xuống chiếc giường nhỏ đặt bên cạnh cửa
kính. Cô chầm chậm đưa mắt nhìn cảnh vật thân thuộc xung quanh. Giàn
hoa giấy hắt bóng xuống mái tôn đỏ tạo nên một lát cắt hoàng hôn màu
huyết dụ, thứ màu sắc ma mị ấy từng huyễn hoặc cô những tháng năm đơn
lẻ. Những ban công nhỏ. Những ô cửa sổ buông rèm. Những chạm va của lưng
người lưng phố. Môi người trẻ, mắt người già. Lời đong đưa tiếng cười
trong vắt. Và thi thoảng khu nhà tĩnh lặng trong veo một giọt sương sớm,
một tiếng chim chiều, vắt vẻo một tiếng ca chạm tận chân mây chảy ngược
lòng người. Cũng có đôi lúc Mai bừng tỉnh bởi tiếng ấu thơ vừa mượn
thân xác một đứa trẻ nào đó cất lời.
Chỉ những khi về đêm thành phố mới trở lên đáng sợ trong cái vỏ bọc im lìm đen sẫm ấy. Mai thấy mọi thứ đều xa lạ ngay cả hơi thở của chính cô. Căn phòng mà ban ngày Mai chăm chút từng chi tiết, tưởng chừng có thể nhắm mắt cũng chạm tới linh hồn từng đồ vật nhỏ. Vậy mà cứ đêm đến là cô bị cô lập hoàn toàn, co ro bất động trong xó tối. Căn phòng được trả về cho lũ chuột hôi hám như thể chúng mới chính là công dân của thành phố lúc về đêm. Không hiểu ban ngày chúng chui rúc ở đâu, chỉ ban đêm là những cái đầu đen sì thò ra sục sạo khắp nơi. Hẳn là mỗi đêm chúng sẽ ngắm nhìn Mai vật vã với những cơn ác mộng. Nhìn Mai tỉnh dậy không cả dám trở mình chờ trời sáng. Nằm duỗi thẳng như xác chết nghe mọi âm thanh rình rập xung quanh. Mồ hôi túa ra ướt đầm mà không dám chạm một ngón chân vào công tắc quạt. Chỉ đến khi trời sáng, ngoài ngõ nhỏ đã có vài bước chân đi tập thể dục thì Mai mới dám thở mạnh cho lồng ngực bớt căng tức rồi chầm chậm trở mình. Ác mộng như cơn lũ ồ ập nhấn chìm và vắt kiệt sức lực Mai. Cô không còn nước mắt để khóc khi thức giấc, chỉ dám chạm chân xuống nền nhà chi chít vết chân chuột. Lũ chuột đã rút quân khi gà gáy sáng, im lìm như chưa từng xuất hiện. Cô bắt đầu công việc quen thuộc, pha nước ấm hương hoa chanh lau cọ từng chi tiết nhỏ trong phòng. Đấy là cách cô đòi quyền sở hữu căn phòng thuộc về mình.
Vĩnh hay ghé chơi những lúc buồn. Thản nhiên nằm dài giữa nhà ngó bâng quơ ra ô cửa. Có lúc tặc lưỡi nói “đời thế mà vui”, lại có lúc Vĩnh than đời buồn muốn chết. Mai không nói chỉ chỉ lặng lẽ kiếm cho Vĩnh chai nước lọc, rang ít lạc nhấm chơi những ngày mưa, hoặc ngồi tước rau bí xào lẫn thịt bò cho bạn ngon cơm. Đôi lúc ngồi nghe Vĩnh kể chuyện bạn tình, Mai hững hờ ngồi thái măng ngâm ớt hoặc lúi húi nhổ tóc bạc trên đầu bạn. Vĩnh nhiều tóc trắng, đàn ông ngoài ba mươi tuổi mà như cụ non, nghĩ quanh quẩn mấy con đàn bà cũng già đầu xấu máu. Vĩnh vặc lại:
- Bao nhiêu chuyện lớn phải lo chứ đâu chỉ gấu váy đàn bà?
- Còn có chuyện gì vĩ mô nữa hay sao?
- Có lẽ anh sẽ đi xa một thời gian. Ở đây ngột ngạt quá anh sợ mình điên mất.
- Anh đi đâu?
-Theo em thì anh còn có chỗ nào đi ngoài cái tổ của anh trên núi rừng Tây Bắc?
- Anh đi trong bao lâu?
Vĩnh lật người nằm úp xuống nền gạch. Có lẽ là để giấu đôi mắt đỏ hoe. Anh thường vẫn nói nước mắt đàn ông là của để dành vì nó không phải là thứ muốn bao nhiêu cũng có. Nên không thể phung phí cho những điều không cần thiết. Bởi biết đâu nước mắt chỉ đủ để được khóc một lần duy nhất trong đời. Khi ngẩng lên mắt đỏ hoe, chớp mi vài cái là mắt lại ráo hoảnh như chưa từng kìm nén. Lại vui vẻ ngồi lột vỏ hành, ngồi tỉa hoa cà rốt, ngồi thái hoa chuối rắc lạc rang làm nộm. Mùi lạc rang bay xuống tận phòng bảo vệ của khu nhà tập thể. Ông bảo vệ già lần nào cũng hỏi sao tụi bay chưa cưới? Tính hẹn hò nhau đến cuối đời à? Ấy là vì ông thấy Vĩnh ghé nơi này từ những năm Mai còn là cô thiếu nữ hai mươi tuổi, cô được người chị họ nhượng thuê lại căn nhà tập thể cũ này cho tiện việc học hành. Vĩnh khi đó trông phong trần lắm, sinh viên mỹ thuật để tóc dài, đi đâu cũng lỉnh kỉnh đồ nghề, miệng cười còn thoảng mùi màu vẽ. Ông bảo vệ khi ấy vẫn chưa già, đôi khi còn kéo Vĩnh lại nháy mắt chỉ theo một bóng hồng. Mười năm Vĩnh qua lại chốn này giờ Mai đã ba mươi còn ông bảo vệ thì ngày nào cũng ngồi bất động, lưng trũng xuống như gốc xù xì già cỗi, đôi khi không cả buồn gật đầu đáp lại một lời chào.
Phòng của Mai như là quán trọ nhỏ, như tán cây lớn để lúc mệt mỏi Vĩnh ghé qua trò chuyện đôi câu hoặc kê đầu lên tay ngủ một giấc dài quên mưa nắng. Hai người không phải là tình nhân hoặc chí ít cũng chưa bao giờ nói đến chuyện thương yêu hay chờ đợi. Lần nào Vĩnh đến cũng mang theo câu chuyện về một người phụ nữ nào đó, anh vẽ họ mỗi ngày. Họa sĩ mà, cứ gặp cái đẹp là yêu, nhìn một bức tranh mấy ai hiểu được môi mắt người đàn bà trong tranh từng rỏ lệ. Vĩnh yêu nhiều mà kỳ lạ ở chỗ yêu ai cũng thật lòng và say đắm như thể tình yêu đầu đời. Thế nên người dễ khoan dung mà đời cũng không lỡ lòng trách cứ. Yêu là nguồn cảm hứng để Vĩnh vẽ tranh, bản thân anh cũng đau khổ và nhiều dằn vặt. Mai nghĩ may mà cô và Vĩnh không yêu nhau, nếu không chắc gì mối thân tình này còn bền chặt. Nhưng ông bảo vệ già và những người sống trong khu tập thể này thường hỏi “nếu họ không yêu nhau thì phải gọi tên mối quan hệ của họ là gì?”.
Tình bạn ư? Hình như không phải. Mai thấy rõ điều đó và Vĩnh cũng luôn ngờ vực. Bạn bè Vĩnh rất nhiều mà sao lúc nào buồn, chân anh cũng tự tìm đến nơi đây? Như đứa trẻ bị thương muốn về gục lòng vào ngực mẹ. Như đứa em tâm can rối bời muốn được làm nũng chị. Lại vừa như thằng đàn ông dại dột trở về hối lỗi bên người tình bé nhỏ. Mai nghĩ hình như đó là thói quen có nhau, thói quen chờ đợi. Dù Vĩnh chẳng bao giờ chia sẻ với Mai được nỗi muộn phiền trong đời sống đơn độc của cô hoặc có chăng cũng tưng tửng như một gã đàn ông hời hợt. Như một sớm nào đó Mai rầu rĩ bảo:
- Đêm qua em mơ thấy mẹ bị lũ cuốn đi. Tuy em chưa từng chứng kiến trận lũ nào nhưng em nghĩ nó thật khủng khiếp. Chỉ là một giấc mơ nhưng cảm giác mất mát và hoang mang tột độ là có thật. Ám ảnh vô cùng.
- Mẹ em năm nay bao nhiêu tuổi vậy?
- Sáu chín. Mà anh hỏi làm gì?
- Để tối làm con lô biết đâu có tiền ăn nhậu.
Vĩnh thường tếu táo như vậy, tưởng như thản nhiên trước nỗi buồn người khác. Đã quen với tính khí Vĩnh nhưng đôi lúc tủi thân Mai lén khóc. Dù biết thực ra Vĩnh thuộc kiểu đàn ông không thích vỗ về phụ nữ bằng ngôn từ mùi mẫn. Trong lúc chờ cơm chín Vĩnh sẽ ào ra chợ rồi quay lại bằng xâu tỏi treo lủng lẳng trên cổ, một con dao nhỏ xíu, hất hàm hỏi có phải phụ nữ các người cần thứ này không? Vài ngày sau trên đường đi tìm cảm hứng sáng tạo ở một miền quê nào đó Vĩnh không quên kiếm một cành dâu về lén đặt ở đầu giường Mai. Rồi một buổi sáng nào đó Vĩnh sẽ gọi điện hỏi Mai có ngủ ngon không?
* * *
Ông bảo vệ già mới mất, vào đúng hôm Vĩnh bỏ phố mà đi. Hôm Mai đến viếng tại nhà riêng, thấy người vợ kéo tấm rèm che kín một nửa nhà. Căn nhà chật chội và có phần xập xệ, nằm tít trong một con hẻm nhỏ dốc cao thoai thoải. Hôm ông mất Hà Nội mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 9. Bao nhiêu nước trên đường lớn đều tuồn theo con dốc nhỏ tràn vào mọi ngõ ngách. Nhiều người phải sắn quần khi đứng thắp hương. Mùi hương nhang quện với mùi bùn đất, ngập úng khiến Mai lợm giọng. Mai chú ý đến vẻ lầm lũi trên khuôn mặt người vợ ông bảo vệ, trên khuôn mặt ấy không phải là bình thản cũng không ra đau khổ. Khẽ cúi đầu đáp lễ mọi người, Mai nghe thấy tiếng thở dài của bà như sóng nước. Lúc ngồi chờ tới lượt vào viếng Mai thấy hàng xóm rỉ tai nhau chuyện ông bà ở cùng nhà nhưng ly thân cả chục năm nay. Cơm ai người ấy nấu, nước ai người ấy đun, ốm đau tự chăm sóc lấy mình. Tấm rèm dài được ngăn đôi căn nhà, ông bên này bà bên kia, cứ mưa xuống cả hai bên cùng ngập nên đôi khi chỉ nghe thấy tiếng chân nhau lội bì bõm trong nhà. Câu chuyện khiến Mai nhớ hình ảnh ông những ngày đông, co ro thụt người trong chiếc áo bông đã cũ ngồi bất động giữa căn phòng bảo vệ toàn cửa kính. Nếu ai đến khu tập thể nơi Mai sống, chỉ cần trông ông bảo vệ già là đã thấy được vẻ hoài cổ, cũ kỹ, đơn điệu nơi này. Trông ông như hiện vật trong tủ kính, ai đi qua cũng khe khẽ nhẹ nhàng. Chỉ có Vĩnh là lần nào đến cũng khuấy động nơi đây. Cũng gõ cửa thò đầu vào căn phòng đó, nói một câu gì đó khiến ông cụ mỉm cười. Một kẻ luôn sờ vào hiện vật hôm nay đã không có mặt ở đây.
Những ngày Vĩnh đi Mai bỗng thấy cô đơn. Nó không giống nỗi cô đơn từng hiện hữu mỗi ngày. Trước đây có thể cả tháng Vĩnh không ghé chơi nhà nhưng ý nghĩ anh đang ở cùng một thành phố với mình vẫn khiến Mai thấy yên lòng. Rằng nếu có chuyện gì xảy ra chỉ cần một cuộc gọi là Vĩnh sẽ ào đến rất nhanh. Còn bây giờ Vĩnh đi đâu Mai không biết, điện thoại cũng không liên lạc được. Mà thực ra hai người không có thói quen liên lạc qua điện thoại. Mai lúc nào cũng chỉ biết chờ đợi tại nơi này, kể từ khi là cô sinh viên cho đến lúc bụng ngấn mỡ vì ngồi nhiều, mắt thâm quầng vì thiếu ngủ và cái nheo mày nào cũng hằn rõ nếp nhăn trên trán. Vĩnh vẫn thường khen Mai đẹp nhưng dường như chưa khi nào Mai là cảm hứng sáng tạo của anh. Tranh vẽ những cô gái khác còn treo đầy phòng Mai, những nụ cười, những ánh mắt vô hồn, sự đơn điệu chiếm lĩnh tâm trí Vĩnh. Có phải vì vậy mà anh đi?
Trên đường đi viếng người bảo vệ già về Mai ghé quán Q. Cô gọi điện cho An đến và khóc. Lòng cô trống rỗng, không rõ là mất mát hay hoang mang. An có lẽ đang ở nơi nào đó khá xa đã vội vàng chạy đến mồ môi còn mướt mát trên khuôn mặt. An là người đàn ông trầm tính khoác lên mình cái vỏ bọc sôi nổi vẫn thường thấy giữa những đám đông. An cũng là người yêu Hà Nội sâu nặng sống chầm chậm theo nhịp thở phố phường. An nặng lòng với phố bao nhiêu thì cũng tha thiết với Mai nhiều như thế. Hay nói đúng hơn Mai là linh hồn của một Hà Nội mà An vẫn từng yêu. Nhìn Mai khóc cũng buồn như những ngày ốm, bất lực nằm ngắm mưa qua cửa kính rồi tự hỏi đến cửa kính còn biết khóc thì trách sao được con người quá tha thiết vì nhau. Quán Q chìm lắng trong bản nhạc không lời nghe buồn da diết. Mai chầm chậm ngẩng lên nhìn An hỏi:
- Sao anh vẫn chưa rời thành phố?
- Nếu anh đi rồi thì hôm nay làm sao anh kịp đến khi em gọi. - An cười.
- Chúng ta giống nhau nhiều quá đúng không anh? Chỉ biết sống và chờ đợi.
- Em biết là điều đó không vô nghĩa đúng không? Vậy là đủ rồi. Đừng nghĩ ngợi.
Mai thương người đàn ông đang ngồi đối diện trước mặt cô như cách của đồng loại thương nhau. Phải đến khi thấy đau thì cô mới hiểu được nỗi đau mà An đã mang vác suốt những tháng năm dài. Đã nhiều lần cô giục An cứ đi theo con đường mà anh chọn. Thành phố quê nhà vẫn ngóng đợi An, nơi ấy có người thân và nhiều cơ duyên tốt đẹp. Cho dù An có yêu Hà Nội nhiều đến thế nào đi nữa thì đến một lúc nào đó anh sẽ vẫn phải rời bỏ mà đi. Mai có thật lòng mong An đi không khi cô thừa biết mình sẽ đơn độc đến nhường nào. Trong khi Vĩnh thì sinh ra đã chẳng thuộc về ai cũng chẳng thuộc về duy nhất một nơi nào đó. Đã có lúc Vĩnh thản nhiên giục:
- Tụi em yêu nhau đi, còn chần chừ gì nữa.
- Em yêu An rồi sẽ không còn thời gian ngồi xào nấu cho anh đâu đấy.
- Thì cùng lắm anh đi ăn quán. Lo gì.
Lúc ấy Mai đang xào gà sả ớt, chắc tại lỡ tay cho nhiều ớt quá nên mùi ớt xộc lên mũi cay xè. Đến bữa Mai gặng hỏi Vĩnh xem thịt gà xào có ngon hơn ngoài quán hay không? Hẳn nhiên là ngon hơn rồi, đồ không mất tiền mua bao giờ chả khoái hơn. Mai thở hắt ra nói cẩn thận không hóc xương gà.
- Tại sao họ sống ly thân, vì không còn thương cảm nhau sao?
- Ai bảo họ không thương? Vì thương yêu quá mà thành ra đày đọa nhau. Nghe nói là do ông ghen với hình bóng người tình cũ của bà. Cái ông người tình nào đó đã thành người thiên cổ lâu rồi. Vậy mà ông vẫn không chịu được cảnh mỗi chiều thấy bà ngồi thẫn thờ bên cửa sổ nên mới kéo rèm ngăn đôi nhà.
- Vậy nghĩa là bà vợ không yêu chồng mình sao?
- Ai bảo không yêu? Yêu nhiều là khác. Người tình đầu của bà mất khi mới hai mươi tuổi. Mất khi còn chưa kịp chạm môi bà đến một lần. Bà đã quên ông ấy lâu rồi chỉ có chồng bà là vẫn nhớ. Ở đời thiếu gì kiểu yêu thương, giận hờn, ghen tuông như vậy đâu em.
Mai ngó Vĩnh thật lâu, thấy sau một chuyến đi anh bơ phờ rệu rã. Ngả lưng tựa bên cửa sổ, Vĩnh nói vì biết trước cái chết của người bảo vệ già mà anh chọn cách ra đi. Vĩnh rất sợ cảnh tiễn đưa, sợ hình ảnh buồn bã ấy sẽ ám ảnh đến mức không còn chỗ cho bao nhiêu ký ức đẹp về nhau sống dậy. Nên chỉ dám tiễn đưa nhau ở trong lòng. Bây giờ căn phòng bảo vệ bị bỏ trống, những tấm cửa kính bị bật bung ra vì bão, mấy tờ lịch dán trên tường xô lệch, chiếc ghế gỗ chỗ người bảo vệ già từng ngồi đã phủ bụi đường giờ tồn tại ở đó như mặc niệm. Căn phòng kính vẫn còn đó chỉ hiện vật là đã mất. Hay nói đúng hơn hiện vật đó đã bị thời gian đánh cắp khỏi bảo tàng thành phố. Không giống như cách bọn trộm lấy đi những tán hoa sưa, đám người giàu lấy đi những cánh đồng bên rìa thành phố để xây sân golf, biệt thự, khu đô thị. Mỗi lần đi qua những căn biệt thự bỏ hoang rêu phủ, cỏ mọc xanh rì, cát sỏi ngổn ngang bừa bãi Mai đã nghĩ chúng chẳng khác gì những khối u xấu xí trong lòng thành phố. Mỗi ngày bao người trẻ như Mai phải chứng kiến những nhân chứng của thành phố một thời giờ vắng bóng. Ngay cả ký ức của con người rồi cũng sẽ phôi phai. Phố của hôm nay khác phố của hôm qua, bởi hôm qua người còn ngồi đây biết đâu hôm nay đã vắng. Trong lòng phố diễn ra hàng ngàn sự sum họp cũng như ly biệt mỗi ngày. Có biết bao nhiêu đổi thay ngấm ngầm chìm khuất. Như là một sớm thức dậy Mai thấy khu tập thể vốn tĩnh lặng này bỗng nhốn nháo, ầm ĩ hẳn lên. Vì nhà cụ bà tốt bụng, hay hãm chè xanh cho cả xóm uống giờ bán nhà theo con cái về quê. Chủ mới của ngôi nhà là cặp vợ chồng ôm đề vỡ nợ, chửi nhau như cơm bữa, có đứa con gái mười sáu tuổi đòi bỏ học lấy chồng. Rồi một buổi sớm khác bỗng nhiên có khoảng chục cô ăn mặc hở hang, mắt xanh mỏ đỏ cười nói hơ hớ, văng tục chửi bậy, cõng theo vài anh bảo kê xăm xổ cặp kè. Bọn chúng cứ đi về ngày vài chục bận, nhiều khi chúng đi khuất ngõ phố rồi mà vẫn nghe thấy tiếng rồ ga. Rồi một thời gian sau khu nhà lại được trả về yên lặng, thứ yên lặng đầy hồ nghi và tạm bợ. Kể cho Vĩnh nghe mấy điều ấy thì anh bảo biết làm sao được, phố đâu phải của riêng ai.
Mai chưa bao giờ nghĩ đến việc xa Hà Nội. Nhưng mỗi khi đi qua căn phòng bảo vệ trống không Mai lại tự hỏi, rút cuộc mình ở đây để chờ đợi điều gì? Rồi tất cả có khi chỉ còn là hiện vật mà chúng ta thậm chí còn không dám chạm vào kí ức. Đến một lúc nào đó có thể An sẽ rời đi bỏ lại thành phố một khoảng trống và Vĩnh cũng vậy. Lúc ấy Mai sẽ làm gì? Ngồi đếm tuổi mình chật chội đốt tay ư? Mười năm qua cứ đắn đo hoài một câu hỏi ghìm trong cổ họng không bật nổi thành lời. Mai nghe tiếng gió đập vào những cánh cửa kính căn phòng bảo vệ, hình như có tiếng kính vỡ trong một ngày nắng tươi non. Rồi bỗng nhiên gió ngừng thổi, không gian trở nên tĩnh lặng, vạn vật như vô trùng. Vì không chịu được bầu không khí ấy nên Mai muốn hỏi Vĩnh một câu:
- Thực ra chúng ta là gì của nhau vậy Vĩnh?
Vĩnh lắc mạnh cổ phát ra tiếng kêu khô khốc. Ngoảnh lại nhìn Mai:
- Thế em nghĩ chúng ta còn là gì của nhau ngoài tình bạn?
Mai không trả lời vì cô nghĩ nó không phải là một câu hỏi. Suốt mười năm qua Mai đã chờ đợi một thứ tình cảm mà chính bản thân cô cũng không rõ nghĩa, không kỳ vọng. Vậy thì tại sao khi nghe những lời này của Vĩnh cô lại thấy mọi thứ như muốn tức tưởi vỡ òa. Mười năm. Người ta có thể mất mười năm thanh xuân viên mãn nhất chỉ để nhận lại một câu trả lời như thế hay sao? Thà nó là tình yêu mà bị Vĩnh phũ phàng còn hơn nó chẳng là gì hết. Căn phòng này giờ thành chiếc tủ kính cất giữ mười năm tuổi trẻ của Mai, mà có lẽ chính cô cũng không dám chạm vào. Giống như cách Vĩnh bỏ đi vào ngày người bảo vệ già nhắm mắt. Giống như tấm rèm màu tím ngắt ngăn đôi căn nhà ngập nước ấy. Tình yêu vẫn thường giày vò con người ta thế đấy. Nên Mai chọn cách ra đi để mỗi sớm thức dậy không còn phải tiễn đưa nhân chứng hay lãng quên hiện vật. Vì Mai biết một ngày nào đó An sẽ đi. Một ngày nào đó Vĩnh cũng sẽ rời thành phố.
Chỉ những khi về đêm thành phố mới trở lên đáng sợ trong cái vỏ bọc im lìm đen sẫm ấy. Mai thấy mọi thứ đều xa lạ ngay cả hơi thở của chính cô. Căn phòng mà ban ngày Mai chăm chút từng chi tiết, tưởng chừng có thể nhắm mắt cũng chạm tới linh hồn từng đồ vật nhỏ. Vậy mà cứ đêm đến là cô bị cô lập hoàn toàn, co ro bất động trong xó tối. Căn phòng được trả về cho lũ chuột hôi hám như thể chúng mới chính là công dân của thành phố lúc về đêm. Không hiểu ban ngày chúng chui rúc ở đâu, chỉ ban đêm là những cái đầu đen sì thò ra sục sạo khắp nơi. Hẳn là mỗi đêm chúng sẽ ngắm nhìn Mai vật vã với những cơn ác mộng. Nhìn Mai tỉnh dậy không cả dám trở mình chờ trời sáng. Nằm duỗi thẳng như xác chết nghe mọi âm thanh rình rập xung quanh. Mồ hôi túa ra ướt đầm mà không dám chạm một ngón chân vào công tắc quạt. Chỉ đến khi trời sáng, ngoài ngõ nhỏ đã có vài bước chân đi tập thể dục thì Mai mới dám thở mạnh cho lồng ngực bớt căng tức rồi chầm chậm trở mình. Ác mộng như cơn lũ ồ ập nhấn chìm và vắt kiệt sức lực Mai. Cô không còn nước mắt để khóc khi thức giấc, chỉ dám chạm chân xuống nền nhà chi chít vết chân chuột. Lũ chuột đã rút quân khi gà gáy sáng, im lìm như chưa từng xuất hiện. Cô bắt đầu công việc quen thuộc, pha nước ấm hương hoa chanh lau cọ từng chi tiết nhỏ trong phòng. Đấy là cách cô đòi quyền sở hữu căn phòng thuộc về mình.
Vĩnh hay ghé chơi những lúc buồn. Thản nhiên nằm dài giữa nhà ngó bâng quơ ra ô cửa. Có lúc tặc lưỡi nói “đời thế mà vui”, lại có lúc Vĩnh than đời buồn muốn chết. Mai không nói chỉ chỉ lặng lẽ kiếm cho Vĩnh chai nước lọc, rang ít lạc nhấm chơi những ngày mưa, hoặc ngồi tước rau bí xào lẫn thịt bò cho bạn ngon cơm. Đôi lúc ngồi nghe Vĩnh kể chuyện bạn tình, Mai hững hờ ngồi thái măng ngâm ớt hoặc lúi húi nhổ tóc bạc trên đầu bạn. Vĩnh nhiều tóc trắng, đàn ông ngoài ba mươi tuổi mà như cụ non, nghĩ quanh quẩn mấy con đàn bà cũng già đầu xấu máu. Vĩnh vặc lại:
- Bao nhiêu chuyện lớn phải lo chứ đâu chỉ gấu váy đàn bà?
- Còn có chuyện gì vĩ mô nữa hay sao?
- Có lẽ anh sẽ đi xa một thời gian. Ở đây ngột ngạt quá anh sợ mình điên mất.
- Anh đi đâu?
-Theo em thì anh còn có chỗ nào đi ngoài cái tổ của anh trên núi rừng Tây Bắc?
- Anh đi trong bao lâu?
Vĩnh lật người nằm úp xuống nền gạch. Có lẽ là để giấu đôi mắt đỏ hoe. Anh thường vẫn nói nước mắt đàn ông là của để dành vì nó không phải là thứ muốn bao nhiêu cũng có. Nên không thể phung phí cho những điều không cần thiết. Bởi biết đâu nước mắt chỉ đủ để được khóc một lần duy nhất trong đời. Khi ngẩng lên mắt đỏ hoe, chớp mi vài cái là mắt lại ráo hoảnh như chưa từng kìm nén. Lại vui vẻ ngồi lột vỏ hành, ngồi tỉa hoa cà rốt, ngồi thái hoa chuối rắc lạc rang làm nộm. Mùi lạc rang bay xuống tận phòng bảo vệ của khu nhà tập thể. Ông bảo vệ già lần nào cũng hỏi sao tụi bay chưa cưới? Tính hẹn hò nhau đến cuối đời à? Ấy là vì ông thấy Vĩnh ghé nơi này từ những năm Mai còn là cô thiếu nữ hai mươi tuổi, cô được người chị họ nhượng thuê lại căn nhà tập thể cũ này cho tiện việc học hành. Vĩnh khi đó trông phong trần lắm, sinh viên mỹ thuật để tóc dài, đi đâu cũng lỉnh kỉnh đồ nghề, miệng cười còn thoảng mùi màu vẽ. Ông bảo vệ khi ấy vẫn chưa già, đôi khi còn kéo Vĩnh lại nháy mắt chỉ theo một bóng hồng. Mười năm Vĩnh qua lại chốn này giờ Mai đã ba mươi còn ông bảo vệ thì ngày nào cũng ngồi bất động, lưng trũng xuống như gốc xù xì già cỗi, đôi khi không cả buồn gật đầu đáp lại một lời chào.
Phòng của Mai như là quán trọ nhỏ, như tán cây lớn để lúc mệt mỏi Vĩnh ghé qua trò chuyện đôi câu hoặc kê đầu lên tay ngủ một giấc dài quên mưa nắng. Hai người không phải là tình nhân hoặc chí ít cũng chưa bao giờ nói đến chuyện thương yêu hay chờ đợi. Lần nào Vĩnh đến cũng mang theo câu chuyện về một người phụ nữ nào đó, anh vẽ họ mỗi ngày. Họa sĩ mà, cứ gặp cái đẹp là yêu, nhìn một bức tranh mấy ai hiểu được môi mắt người đàn bà trong tranh từng rỏ lệ. Vĩnh yêu nhiều mà kỳ lạ ở chỗ yêu ai cũng thật lòng và say đắm như thể tình yêu đầu đời. Thế nên người dễ khoan dung mà đời cũng không lỡ lòng trách cứ. Yêu là nguồn cảm hứng để Vĩnh vẽ tranh, bản thân anh cũng đau khổ và nhiều dằn vặt. Mai nghĩ may mà cô và Vĩnh không yêu nhau, nếu không chắc gì mối thân tình này còn bền chặt. Nhưng ông bảo vệ già và những người sống trong khu tập thể này thường hỏi “nếu họ không yêu nhau thì phải gọi tên mối quan hệ của họ là gì?”.
Tình bạn ư? Hình như không phải. Mai thấy rõ điều đó và Vĩnh cũng luôn ngờ vực. Bạn bè Vĩnh rất nhiều mà sao lúc nào buồn, chân anh cũng tự tìm đến nơi đây? Như đứa trẻ bị thương muốn về gục lòng vào ngực mẹ. Như đứa em tâm can rối bời muốn được làm nũng chị. Lại vừa như thằng đàn ông dại dột trở về hối lỗi bên người tình bé nhỏ. Mai nghĩ hình như đó là thói quen có nhau, thói quen chờ đợi. Dù Vĩnh chẳng bao giờ chia sẻ với Mai được nỗi muộn phiền trong đời sống đơn độc của cô hoặc có chăng cũng tưng tửng như một gã đàn ông hời hợt. Như một sớm nào đó Mai rầu rĩ bảo:
- Đêm qua em mơ thấy mẹ bị lũ cuốn đi. Tuy em chưa từng chứng kiến trận lũ nào nhưng em nghĩ nó thật khủng khiếp. Chỉ là một giấc mơ nhưng cảm giác mất mát và hoang mang tột độ là có thật. Ám ảnh vô cùng.
- Mẹ em năm nay bao nhiêu tuổi vậy?
- Sáu chín. Mà anh hỏi làm gì?
- Để tối làm con lô biết đâu có tiền ăn nhậu.
Vĩnh thường tếu táo như vậy, tưởng như thản nhiên trước nỗi buồn người khác. Đã quen với tính khí Vĩnh nhưng đôi lúc tủi thân Mai lén khóc. Dù biết thực ra Vĩnh thuộc kiểu đàn ông không thích vỗ về phụ nữ bằng ngôn từ mùi mẫn. Trong lúc chờ cơm chín Vĩnh sẽ ào ra chợ rồi quay lại bằng xâu tỏi treo lủng lẳng trên cổ, một con dao nhỏ xíu, hất hàm hỏi có phải phụ nữ các người cần thứ này không? Vài ngày sau trên đường đi tìm cảm hứng sáng tạo ở một miền quê nào đó Vĩnh không quên kiếm một cành dâu về lén đặt ở đầu giường Mai. Rồi một buổi sáng nào đó Vĩnh sẽ gọi điện hỏi Mai có ngủ ngon không?
* * *
Ông bảo vệ già mới mất, vào đúng hôm Vĩnh bỏ phố mà đi. Hôm Mai đến viếng tại nhà riêng, thấy người vợ kéo tấm rèm che kín một nửa nhà. Căn nhà chật chội và có phần xập xệ, nằm tít trong một con hẻm nhỏ dốc cao thoai thoải. Hôm ông mất Hà Nội mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 9. Bao nhiêu nước trên đường lớn đều tuồn theo con dốc nhỏ tràn vào mọi ngõ ngách. Nhiều người phải sắn quần khi đứng thắp hương. Mùi hương nhang quện với mùi bùn đất, ngập úng khiến Mai lợm giọng. Mai chú ý đến vẻ lầm lũi trên khuôn mặt người vợ ông bảo vệ, trên khuôn mặt ấy không phải là bình thản cũng không ra đau khổ. Khẽ cúi đầu đáp lễ mọi người, Mai nghe thấy tiếng thở dài của bà như sóng nước. Lúc ngồi chờ tới lượt vào viếng Mai thấy hàng xóm rỉ tai nhau chuyện ông bà ở cùng nhà nhưng ly thân cả chục năm nay. Cơm ai người ấy nấu, nước ai người ấy đun, ốm đau tự chăm sóc lấy mình. Tấm rèm dài được ngăn đôi căn nhà, ông bên này bà bên kia, cứ mưa xuống cả hai bên cùng ngập nên đôi khi chỉ nghe thấy tiếng chân nhau lội bì bõm trong nhà. Câu chuyện khiến Mai nhớ hình ảnh ông những ngày đông, co ro thụt người trong chiếc áo bông đã cũ ngồi bất động giữa căn phòng bảo vệ toàn cửa kính. Nếu ai đến khu tập thể nơi Mai sống, chỉ cần trông ông bảo vệ già là đã thấy được vẻ hoài cổ, cũ kỹ, đơn điệu nơi này. Trông ông như hiện vật trong tủ kính, ai đi qua cũng khe khẽ nhẹ nhàng. Chỉ có Vĩnh là lần nào đến cũng khuấy động nơi đây. Cũng gõ cửa thò đầu vào căn phòng đó, nói một câu gì đó khiến ông cụ mỉm cười. Một kẻ luôn sờ vào hiện vật hôm nay đã không có mặt ở đây.
Những ngày Vĩnh đi Mai bỗng thấy cô đơn. Nó không giống nỗi cô đơn từng hiện hữu mỗi ngày. Trước đây có thể cả tháng Vĩnh không ghé chơi nhà nhưng ý nghĩ anh đang ở cùng một thành phố với mình vẫn khiến Mai thấy yên lòng. Rằng nếu có chuyện gì xảy ra chỉ cần một cuộc gọi là Vĩnh sẽ ào đến rất nhanh. Còn bây giờ Vĩnh đi đâu Mai không biết, điện thoại cũng không liên lạc được. Mà thực ra hai người không có thói quen liên lạc qua điện thoại. Mai lúc nào cũng chỉ biết chờ đợi tại nơi này, kể từ khi là cô sinh viên cho đến lúc bụng ngấn mỡ vì ngồi nhiều, mắt thâm quầng vì thiếu ngủ và cái nheo mày nào cũng hằn rõ nếp nhăn trên trán. Vĩnh vẫn thường khen Mai đẹp nhưng dường như chưa khi nào Mai là cảm hứng sáng tạo của anh. Tranh vẽ những cô gái khác còn treo đầy phòng Mai, những nụ cười, những ánh mắt vô hồn, sự đơn điệu chiếm lĩnh tâm trí Vĩnh. Có phải vì vậy mà anh đi?
Trên đường đi viếng người bảo vệ già về Mai ghé quán Q. Cô gọi điện cho An đến và khóc. Lòng cô trống rỗng, không rõ là mất mát hay hoang mang. An có lẽ đang ở nơi nào đó khá xa đã vội vàng chạy đến mồ môi còn mướt mát trên khuôn mặt. An là người đàn ông trầm tính khoác lên mình cái vỏ bọc sôi nổi vẫn thường thấy giữa những đám đông. An cũng là người yêu Hà Nội sâu nặng sống chầm chậm theo nhịp thở phố phường. An nặng lòng với phố bao nhiêu thì cũng tha thiết với Mai nhiều như thế. Hay nói đúng hơn Mai là linh hồn của một Hà Nội mà An vẫn từng yêu. Nhìn Mai khóc cũng buồn như những ngày ốm, bất lực nằm ngắm mưa qua cửa kính rồi tự hỏi đến cửa kính còn biết khóc thì trách sao được con người quá tha thiết vì nhau. Quán Q chìm lắng trong bản nhạc không lời nghe buồn da diết. Mai chầm chậm ngẩng lên nhìn An hỏi:
- Sao anh vẫn chưa rời thành phố?
- Nếu anh đi rồi thì hôm nay làm sao anh kịp đến khi em gọi. - An cười.
- Chúng ta giống nhau nhiều quá đúng không anh? Chỉ biết sống và chờ đợi.
- Em biết là điều đó không vô nghĩa đúng không? Vậy là đủ rồi. Đừng nghĩ ngợi.
Mai thương người đàn ông đang ngồi đối diện trước mặt cô như cách của đồng loại thương nhau. Phải đến khi thấy đau thì cô mới hiểu được nỗi đau mà An đã mang vác suốt những tháng năm dài. Đã nhiều lần cô giục An cứ đi theo con đường mà anh chọn. Thành phố quê nhà vẫn ngóng đợi An, nơi ấy có người thân và nhiều cơ duyên tốt đẹp. Cho dù An có yêu Hà Nội nhiều đến thế nào đi nữa thì đến một lúc nào đó anh sẽ vẫn phải rời bỏ mà đi. Mai có thật lòng mong An đi không khi cô thừa biết mình sẽ đơn độc đến nhường nào. Trong khi Vĩnh thì sinh ra đã chẳng thuộc về ai cũng chẳng thuộc về duy nhất một nơi nào đó. Đã có lúc Vĩnh thản nhiên giục:
- Tụi em yêu nhau đi, còn chần chừ gì nữa.
- Em yêu An rồi sẽ không còn thời gian ngồi xào nấu cho anh đâu đấy.
- Thì cùng lắm anh đi ăn quán. Lo gì.
Lúc ấy Mai đang xào gà sả ớt, chắc tại lỡ tay cho nhiều ớt quá nên mùi ớt xộc lên mũi cay xè. Đến bữa Mai gặng hỏi Vĩnh xem thịt gà xào có ngon hơn ngoài quán hay không? Hẳn nhiên là ngon hơn rồi, đồ không mất tiền mua bao giờ chả khoái hơn. Mai thở hắt ra nói cẩn thận không hóc xương gà.
* * *
Vĩnh về. Ùa đến bên Mai bằng nụ cười khét nắng. Mai lại thái hoa
chuối làm nộm, miệng kể chuyện ông bảo vệ già và ánh nhìn trên di ảnh.
Vĩnh bảo đã từng gặp ánh mắt ấy nhiều lần, từng ghé qua nhà ông chơi,
từng kê ghế ngồi ăn cơm với đậu phộng rim bên cạnh chiếc ghi đô màu tím.
Nhưng bất lực không làm sao vẽ nổi một số phận đơn độc cong oằn trong
ánh mắt.- Tại sao họ sống ly thân, vì không còn thương cảm nhau sao?
- Ai bảo họ không thương? Vì thương yêu quá mà thành ra đày đọa nhau. Nghe nói là do ông ghen với hình bóng người tình cũ của bà. Cái ông người tình nào đó đã thành người thiên cổ lâu rồi. Vậy mà ông vẫn không chịu được cảnh mỗi chiều thấy bà ngồi thẫn thờ bên cửa sổ nên mới kéo rèm ngăn đôi nhà.
- Vậy nghĩa là bà vợ không yêu chồng mình sao?
- Ai bảo không yêu? Yêu nhiều là khác. Người tình đầu của bà mất khi mới hai mươi tuổi. Mất khi còn chưa kịp chạm môi bà đến một lần. Bà đã quên ông ấy lâu rồi chỉ có chồng bà là vẫn nhớ. Ở đời thiếu gì kiểu yêu thương, giận hờn, ghen tuông như vậy đâu em.
Mai ngó Vĩnh thật lâu, thấy sau một chuyến đi anh bơ phờ rệu rã. Ngả lưng tựa bên cửa sổ, Vĩnh nói vì biết trước cái chết của người bảo vệ già mà anh chọn cách ra đi. Vĩnh rất sợ cảnh tiễn đưa, sợ hình ảnh buồn bã ấy sẽ ám ảnh đến mức không còn chỗ cho bao nhiêu ký ức đẹp về nhau sống dậy. Nên chỉ dám tiễn đưa nhau ở trong lòng. Bây giờ căn phòng bảo vệ bị bỏ trống, những tấm cửa kính bị bật bung ra vì bão, mấy tờ lịch dán trên tường xô lệch, chiếc ghế gỗ chỗ người bảo vệ già từng ngồi đã phủ bụi đường giờ tồn tại ở đó như mặc niệm. Căn phòng kính vẫn còn đó chỉ hiện vật là đã mất. Hay nói đúng hơn hiện vật đó đã bị thời gian đánh cắp khỏi bảo tàng thành phố. Không giống như cách bọn trộm lấy đi những tán hoa sưa, đám người giàu lấy đi những cánh đồng bên rìa thành phố để xây sân golf, biệt thự, khu đô thị. Mỗi lần đi qua những căn biệt thự bỏ hoang rêu phủ, cỏ mọc xanh rì, cát sỏi ngổn ngang bừa bãi Mai đã nghĩ chúng chẳng khác gì những khối u xấu xí trong lòng thành phố. Mỗi ngày bao người trẻ như Mai phải chứng kiến những nhân chứng của thành phố một thời giờ vắng bóng. Ngay cả ký ức của con người rồi cũng sẽ phôi phai. Phố của hôm nay khác phố của hôm qua, bởi hôm qua người còn ngồi đây biết đâu hôm nay đã vắng. Trong lòng phố diễn ra hàng ngàn sự sum họp cũng như ly biệt mỗi ngày. Có biết bao nhiêu đổi thay ngấm ngầm chìm khuất. Như là một sớm thức dậy Mai thấy khu tập thể vốn tĩnh lặng này bỗng nhốn nháo, ầm ĩ hẳn lên. Vì nhà cụ bà tốt bụng, hay hãm chè xanh cho cả xóm uống giờ bán nhà theo con cái về quê. Chủ mới của ngôi nhà là cặp vợ chồng ôm đề vỡ nợ, chửi nhau như cơm bữa, có đứa con gái mười sáu tuổi đòi bỏ học lấy chồng. Rồi một buổi sớm khác bỗng nhiên có khoảng chục cô ăn mặc hở hang, mắt xanh mỏ đỏ cười nói hơ hớ, văng tục chửi bậy, cõng theo vài anh bảo kê xăm xổ cặp kè. Bọn chúng cứ đi về ngày vài chục bận, nhiều khi chúng đi khuất ngõ phố rồi mà vẫn nghe thấy tiếng rồ ga. Rồi một thời gian sau khu nhà lại được trả về yên lặng, thứ yên lặng đầy hồ nghi và tạm bợ. Kể cho Vĩnh nghe mấy điều ấy thì anh bảo biết làm sao được, phố đâu phải của riêng ai.
Mai chưa bao giờ nghĩ đến việc xa Hà Nội. Nhưng mỗi khi đi qua căn phòng bảo vệ trống không Mai lại tự hỏi, rút cuộc mình ở đây để chờ đợi điều gì? Rồi tất cả có khi chỉ còn là hiện vật mà chúng ta thậm chí còn không dám chạm vào kí ức. Đến một lúc nào đó có thể An sẽ rời đi bỏ lại thành phố một khoảng trống và Vĩnh cũng vậy. Lúc ấy Mai sẽ làm gì? Ngồi đếm tuổi mình chật chội đốt tay ư? Mười năm qua cứ đắn đo hoài một câu hỏi ghìm trong cổ họng không bật nổi thành lời. Mai nghe tiếng gió đập vào những cánh cửa kính căn phòng bảo vệ, hình như có tiếng kính vỡ trong một ngày nắng tươi non. Rồi bỗng nhiên gió ngừng thổi, không gian trở nên tĩnh lặng, vạn vật như vô trùng. Vì không chịu được bầu không khí ấy nên Mai muốn hỏi Vĩnh một câu:
- Thực ra chúng ta là gì của nhau vậy Vĩnh?
Vĩnh lắc mạnh cổ phát ra tiếng kêu khô khốc. Ngoảnh lại nhìn Mai:
- Thế em nghĩ chúng ta còn là gì của nhau ngoài tình bạn?
Mai không trả lời vì cô nghĩ nó không phải là một câu hỏi. Suốt mười năm qua Mai đã chờ đợi một thứ tình cảm mà chính bản thân cô cũng không rõ nghĩa, không kỳ vọng. Vậy thì tại sao khi nghe những lời này của Vĩnh cô lại thấy mọi thứ như muốn tức tưởi vỡ òa. Mười năm. Người ta có thể mất mười năm thanh xuân viên mãn nhất chỉ để nhận lại một câu trả lời như thế hay sao? Thà nó là tình yêu mà bị Vĩnh phũ phàng còn hơn nó chẳng là gì hết. Căn phòng này giờ thành chiếc tủ kính cất giữ mười năm tuổi trẻ của Mai, mà có lẽ chính cô cũng không dám chạm vào. Giống như cách Vĩnh bỏ đi vào ngày người bảo vệ già nhắm mắt. Giống như tấm rèm màu tím ngắt ngăn đôi căn nhà ngập nước ấy. Tình yêu vẫn thường giày vò con người ta thế đấy. Nên Mai chọn cách ra đi để mỗi sớm thức dậy không còn phải tiễn đưa nhân chứng hay lãng quên hiện vật. Vì Mai biết một ngày nào đó An sẽ đi. Một ngày nào đó Vĩnh cũng sẽ rời thành phố.
No comments:
Post a Comment