Cố gắng ghi lại những gì còn đọng lại trong ký ức, để bà con Đa Kao & Tân Định, cũng như những ai thương mến vùng đất hiền hoà này tìm lại chút kỷ niệm: Một Thời May Mặc của vùng Tân Định và Đa Kao, nhu cầu chưng diện và làm đẹp thời nào cũng được mọi người quan tâm đến. Trước năm 1975, dù chỉ là một khu vực không lớn của thành phố Sàigòn, nhưng vùng Đa Kao và Tân Định đã xuất hiện rất nhiều tiệm may, có thể kể trên đường Yên Đổ đi từ phía đường Công Lý ra đến đầu đường Hai Bà Trưng sẽ gặp những tiệm may nổi tiếng như: Trường số 12 Yên Đổ, Văn Minh số 2 Yên Đổ. Hai tiệm may áo dài Phương Mai ở đầu hẻm 58 và Huỳnh Lộc ở đầu hẻm 21. Bây giờ các tiệm may này không còn tồn tại nữa!
Duy nhất, còn tiệm may Hai Ve số 82/4 cùng nằm trên đường này. Ông chủ tên Võ Văn Ve. Gia đình ông từ Thủ Đô Nam Vang chạy về Sàigòn lánh nạn để khỏi bị “cáp duồng.” Dáng người ông thấp, nước da sạm đen, đầu hói, độc đáo nhất là hàm ria giống tài tử Clark Gable trong phim “Gone with the Wind.” Ông mở tiệm may Âu phục và Nón. Chính nhờ may nón mà đã giúp ông kiếm được nhiều tiền và được nhiều người biết tiếng, các tay chơi, dân sành điệu của Sàigòn trước 1975 đa số đều đội nón do ông may với Logo trên nón có hai chữ HV. Nay, nghề may nón của ông coi như không còn hợp thời nữa! Vì ra đường bà con bắt buộc phải đội nón Bảo Hiểm (Helmet), hay còn gọi tên bình dân là đội “Nồi Cơm Điện” để lái xe hai bánh gắn máy. Người lái xe không chấp hành sẽ bị phạt vi cảnh, mà số tiền phạt không phải là nhỏ. Do đó, ông chỉ còn may Âu Phục là chính. Tuy tuổi đời đã ngoài bảy mươi, nhưng ông vẫn còn tiếp tục cầm kéo để vui với tuổi già và làm đẹp cho thiên hạ.
Bây giờ phải kể thêm những nhà may một thời được giới học sinh, bà con lao động lui tới, nhưng nay cũng không còn:
Nguyễn Hà số 73 B đường Huỳnh Tịnh Của, Tài nằm trong hẻm 60 xóm Cù Lao và Phước trong hẻm 62 xóm Nhà Đèn. Tiền công ở đây tính giá rất bình dân.
Ngoài ra, có bác thợ may tên Phôn cũng ở trong xóm Nhà Đèn. Ông chỉ may tại nhà, khách hành phải tự tìm đến ông, đa số là dân sang trọng và lịch lãm vì ông may rất đẹp. Ông đo, cắt, may tùy theo vóc dáng từng người. Vài tiệm may lớn ở Sàigòn nghe tiếng đến mời ông hợp tác với tiền lương hậu hĩnh hoặc chia theo tỷ lệ, nhưng ông khước từ.
Bích Hùng nằm phía đầu đường Trần Quang Khải và Hai Bà Trưng, gần hãng Gạch Bông Vân Sơn.
Thái Lai gần Pháp Hoa Ngân Hàng, góc đường Nguyễn Văn Mai – Hai Bà Trưng.
Đô Hội nằm đối diện nhà thờ Tân Định, đường Hai Bà Trưng.
Paris Mode gần cà phê Thu Hương, góc Hiền Vương – Hai Bà Trưng.
Trên đường Trần Văn Thạch có: Lê Châu chuyên may áo dài gần nhà sách Yểm Yểm Thư Quán và rạp hát Moderne.
Tụ Bảo gần tiệm tạp hoá Thế Giới của người Hoa.
Của lúc đầu trên đường Trần Văn Thạch, sau dời sang Trần Quang Khải, gần Ronéo Thông Reo.
Hà Úy số 55 Nguyễn Phi Khanh và Tân Hà nằm ngay góc Hiền Vương và Pasteur.
Nếu như Hà Nội có Ba Mươi Sáu Phố Phường thì người ta có thể đặt tên Phố May trên khu vực Đa Kao vì nơi đây có nhiều tiệm may lớn như:
Cao Minh trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần chè Hiễn Khánh và rạp hát Casino Đa Kao.
Dung là một tiệm may “Nịt Ngực” rất nổi tiếng. Nơi đây may tùy theo kích thước của ngực và dáng người. Chủ nhân tốt nghiệp ở Paris về. Khách hàng đa số là các mệnh phụ và giới nghệ sĩ cũng nằm trên đường ĐinhTiên Hoàng, phía sau chợ Đa Kao.
Ngoài ra, có thể kể thêm: Hoàng Nhân, Diễm, Đỗ Văn, Toàn Mỹ, Lê Lương, Đức Nhuận, Trần Bia, Thanh Sử (trong khu mì Cây Nhãn, nơi đây có bốn căn phố cổ), Thúy Hồng nằm cạnh Cà phê Hân.
Trên đường Phan Thanh Giản có: Ưng, Đại Thành, Thanh Thủy gần Võ Đường của Võ Sư Đặng Thông Phong.
Trên đường Tự Đức có: Hãng May Việt Nam, Nguyệt, đặc biệt, ba tiệm may áo dài nằm trên ba con đường khác nhau, mà trước 1975 được nhiều bà con tín nhiệm tìm đến. Hiện nay cả ba tiệm vẫn còn là: Thiết Lập số 268 bis đường Pasteur, Phường 8- Quận 3, đối diện với viện Pasteur.
Phương Luân số 16 Trần Quang Khải, phường Tân Định – Quận 1, đối diện với Đình Nam Chơn.
Thanh Châu số 244 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao- Quận 1, nằm dưới chân Cầu Bông.
Chủ nhân cũ của các tiệm may này không còn nữa! Có thể là do các con cháu hay những người làm cũ đứng ra tiếp tục ?
Cũng cần nhắc đến môt tiệm may nón nữ lâu đời vẫn còn tồn tại là: Hương số 11 Trần Quang Khải, nằm gần Minh Sư Đạo – Quang Nam Phật Đường, thuộc Giáo Hội Phật Đường Nam Tông.
Sau 30/04/1975, một nghề mới xuất hiện và rất thịnh hành cho đến nay là: vá, đắp đầu gối, sang sợi, mạng, sửa và lên lai quần Jeans. Hiện nay đoạn đường Lý Chính Thắng (Yên Đổ cũ), dù chỉ một khoảng ngắn từ Huỳnh Tịnh Của ra đến đầu đường Hai Bà Trưng, hai bên đường có hơn mười mấy tiệm. Nổi tiếng và lâu năm nhất là tiệm Hoàng số 48 Lý Chính Thắng chuyên may, sửa quần Jeans rất có uy tín, kinh nghiệm, giá phải chăng, nên rất đông khách, thời gian trôi qua đã quá lâu. Những hình ảnh ngày xưa thân ái đã phai nhạt nhiều. Không thể nào kể ra đầy đủ được. Chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Xin được thông cảm.
Cố gắng ghi lại những gì còn đọng lại trong ký ức, để bà con Đa Kao & Tân Định, cũng như những ai thương mến vùng đất hiền hoà này tìm lại chút kỷ niệm: “Một thời may mặc của vùng Tân Định và Đa Kao.”
Xin hết.
Cảm ơn anh Trần Đình Phước (San José, California 2017)
Thursday, December 28, 2017
Tản mạn về công viên Chi Lăng
Hôm nay chúng ta ôn lại kỷ niệm và cùng nhau tản mạn về công viên Chi Lăng trên đường Tự Do nha quý vị, không biết có còn ai còn nhớ không ta .. Hihi, con đường này ngày nay đã được đổi tên và trước đây con đường này là sang trọng nhất Sài Gòn nằm ngay góc Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn ngày nay, tuy nhiên trong tôi vẫn luôn mãi in đậm hình ảnh công viên Chi Lăng, công viên có 86 năm tuổi của Saigon, một dấu tích đẹp của thế hệ trước, công viên của những ngày thơ ấu của mình.
==>
Tản mạn và những kỷ niệm đẹp trước 75
Vốn dĩ, Sài Gòn là một thành phố có rất ít những con dốc, có lẽ vì vậy người Pháp đặt ở đây một công viên để càng làm tăng dấu ấn của con dốc này – một chút lãng mạn hoài niệm đồi Montmartre ở Paris chăng, trên “vườn treo” có hàng cổ thụ rất Việt Nam, hàng thông xanh và bãi cỏ xanh rất Tây. Có tiếng chim và hoa, có ghế đá và những chiếc dù điểm xuyết đây đó đem đến cho khách cảm giác lâng lâng, thư thái. Ngồi chơi trong công viên này từ một góc không gian tĩnh lặng, ta có thể ngắm nhìn dòng đời nhộn nhịp trôi qua.
Có thể “nháy mắt” chào tháp nhà thờ Đức Bà cao vút, chào vẻ uy nghi của tòa thị chính quen thuộc, với du khách đang dạo bước khám phá những cửa hiệu san sát trên con đường một thời nổi tiếng với tên gọi quý phái “Catinat” thì công viên bỗng hiện ra như một điểm dừng thú vị bất ngờ. Với những người làm việc công sở gần đấy, hẹn nhau uống cà phê hay ăn trưa ở công viên rất thú vị mà không quá cao sang, chiều tối đến, tại sân khấu nhỏ giáp bờ tường ngôi công thự Sở Giáo dục – đào tạo, thỉnh thoảng lại có hòa nhạc, có văn nghệ thu hút đông người xem. Nhất là dịp Noel và tết, nơi đây sáng choang đèn, đông vui người lớn và trẻ em đến chụp ảnh, tôi nhớ ở gần một bậc thang, lối lên công viên, nơi bờ tường ốp đá tảng theo kiểu tổ ong, có một tấm bảng bằng gang khắc dòng chữ kỷ niệm ngày khai trương công viên này. Đó là năm 1924!
Lạ thật, vào năm ấy Catinat – con phố số 1 của Sài Gòn “Hòn ngọc Viễn Đông” – tấp nập các cửa hàng, khách sạn. Thời đó kinh tế đang phồn thịnh, giá đất giá nhà cao chót vót không kém bây giờ nhưng người ta vẫn giữ miếng đất ở con dốc này làm công viên. Vẫn giữ “vườn treo” cho con phố thương mại có thêm nét đẹp nhân văn. Vẫn giữ cho giới trẻ Sài Gòn thêm một địa chỉ dạo chơi và hẹn hò. Sau năm 1954, công viên đó đổi tên là Chi Lăng, cái tên hào hùng, càng thêm ấn tượng khó quên, ngồi trong công viên này từ một góc không gian tĩnh lặng, ta có thể ngắm nhìn dòng đời nhộn nhịp trôi qua. Tôi nhớ ngày xưa trước năm 75, mỗi lần gia đình bận việc không thể rước tôi trong buổi tan trường là mỗi lần tôi được dịp thích thú.
Thích thú vì được đi bộ từ trường về nhà, từ trường Lasan Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa) về nhà tôi có nhiều cách để đi, nhưng tôi vẫn thích chọn đi trên con đường Tự Do (Đồng Khởi) để được ghé vào công viên Chi Lăng lăn mình trên thảm cỏ ngắm nhìn trời xanh hoặc cùng bạn bè leo trèo trên chiếc đu “khỉ” rồi mới rảo bước về nhà. Tôi thèm được nghe những buổi hòa nhạc được tổ chức vào buổi chiều cuối tuần tại một sân khấu nhỏ trong công viên. Tôi nhớ những buổi hòa nhạc ở công viên Chi Lăng ngày ấy, hình như đã là một nếp văn hóa của người Saigon thời bấy giờ ,vậy mà, bây giờ công viên ấy đâu rồi? Chỉ mới hơn một năm thôi, công viên Chi Lăng đã… bay lên trời. Nguyên một khu phố lớn ba mặt đường, bao gồm cả công viên Chi Lăng và ngôi công thự Sở Giáo dục – đào tạo bị quây lại sau hàng rào. Người ta tưởng như công viên được tu bổ nhưng không, tất cả được phá ra, đào xới trở thành công trường của cao ốc Vincom khổng lồ.
Nhìn hình phối cảnh cao ốc lộng lẫy được treo ở hàng rào, người ta có thể thấy hay lạ. Song, để ý kỹ thì có thể nhận ra gò đất ngày trước, “vườn treo” ngày trước nay được san bằng trở thành một cái sân mênh mông bên ngoài cao ốc. Nghe nói dưới mặt bằng sân là một khu shopping ngầm băng tới thương xá Eden. Hay đấy, nhưng công viên đâu rồi? Hàng cây cổ thụ, cây thông, bãi cỏ xanh, những chiếc ghế đá, sân khấu nhỏ liệu có được dựng lại, người dân Sài Gòn không cho phép xóa đi cuộc sống của một công viên xanh và nhân văn để thay bằng một cái sân bêtông cho dù nguy nga, tráng lệ; không cho phép đánh đổi một “vườn treo” tự nhiên rộng mở để lấy một “đại sảnh” lộng lẫy phụ trợ cho tòa cao ốc.
Xin hết.
Blog Sa2igon xưa
==>
Tản mạn và những kỷ niệm đẹp trước 75
Vốn dĩ, Sài Gòn là một thành phố có rất ít những con dốc, có lẽ vì vậy người Pháp đặt ở đây một công viên để càng làm tăng dấu ấn của con dốc này – một chút lãng mạn hoài niệm đồi Montmartre ở Paris chăng, trên “vườn treo” có hàng cổ thụ rất Việt Nam, hàng thông xanh và bãi cỏ xanh rất Tây. Có tiếng chim và hoa, có ghế đá và những chiếc dù điểm xuyết đây đó đem đến cho khách cảm giác lâng lâng, thư thái. Ngồi chơi trong công viên này từ một góc không gian tĩnh lặng, ta có thể ngắm nhìn dòng đời nhộn nhịp trôi qua.
Có thể “nháy mắt” chào tháp nhà thờ Đức Bà cao vút, chào vẻ uy nghi của tòa thị chính quen thuộc, với du khách đang dạo bước khám phá những cửa hiệu san sát trên con đường một thời nổi tiếng với tên gọi quý phái “Catinat” thì công viên bỗng hiện ra như một điểm dừng thú vị bất ngờ. Với những người làm việc công sở gần đấy, hẹn nhau uống cà phê hay ăn trưa ở công viên rất thú vị mà không quá cao sang, chiều tối đến, tại sân khấu nhỏ giáp bờ tường ngôi công thự Sở Giáo dục – đào tạo, thỉnh thoảng lại có hòa nhạc, có văn nghệ thu hút đông người xem. Nhất là dịp Noel và tết, nơi đây sáng choang đèn, đông vui người lớn và trẻ em đến chụp ảnh, tôi nhớ ở gần một bậc thang, lối lên công viên, nơi bờ tường ốp đá tảng theo kiểu tổ ong, có một tấm bảng bằng gang khắc dòng chữ kỷ niệm ngày khai trương công viên này. Đó là năm 1924!
Lạ thật, vào năm ấy Catinat – con phố số 1 của Sài Gòn “Hòn ngọc Viễn Đông” – tấp nập các cửa hàng, khách sạn. Thời đó kinh tế đang phồn thịnh, giá đất giá nhà cao chót vót không kém bây giờ nhưng người ta vẫn giữ miếng đất ở con dốc này làm công viên. Vẫn giữ “vườn treo” cho con phố thương mại có thêm nét đẹp nhân văn. Vẫn giữ cho giới trẻ Sài Gòn thêm một địa chỉ dạo chơi và hẹn hò. Sau năm 1954, công viên đó đổi tên là Chi Lăng, cái tên hào hùng, càng thêm ấn tượng khó quên, ngồi trong công viên này từ một góc không gian tĩnh lặng, ta có thể ngắm nhìn dòng đời nhộn nhịp trôi qua. Tôi nhớ ngày xưa trước năm 75, mỗi lần gia đình bận việc không thể rước tôi trong buổi tan trường là mỗi lần tôi được dịp thích thú.
Thích thú vì được đi bộ từ trường về nhà, từ trường Lasan Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa) về nhà tôi có nhiều cách để đi, nhưng tôi vẫn thích chọn đi trên con đường Tự Do (Đồng Khởi) để được ghé vào công viên Chi Lăng lăn mình trên thảm cỏ ngắm nhìn trời xanh hoặc cùng bạn bè leo trèo trên chiếc đu “khỉ” rồi mới rảo bước về nhà. Tôi thèm được nghe những buổi hòa nhạc được tổ chức vào buổi chiều cuối tuần tại một sân khấu nhỏ trong công viên. Tôi nhớ những buổi hòa nhạc ở công viên Chi Lăng ngày ấy, hình như đã là một nếp văn hóa của người Saigon thời bấy giờ ,vậy mà, bây giờ công viên ấy đâu rồi? Chỉ mới hơn một năm thôi, công viên Chi Lăng đã… bay lên trời. Nguyên một khu phố lớn ba mặt đường, bao gồm cả công viên Chi Lăng và ngôi công thự Sở Giáo dục – đào tạo bị quây lại sau hàng rào. Người ta tưởng như công viên được tu bổ nhưng không, tất cả được phá ra, đào xới trở thành công trường của cao ốc Vincom khổng lồ.
Nhìn hình phối cảnh cao ốc lộng lẫy được treo ở hàng rào, người ta có thể thấy hay lạ. Song, để ý kỹ thì có thể nhận ra gò đất ngày trước, “vườn treo” ngày trước nay được san bằng trở thành một cái sân mênh mông bên ngoài cao ốc. Nghe nói dưới mặt bằng sân là một khu shopping ngầm băng tới thương xá Eden. Hay đấy, nhưng công viên đâu rồi? Hàng cây cổ thụ, cây thông, bãi cỏ xanh, những chiếc ghế đá, sân khấu nhỏ liệu có được dựng lại, người dân Sài Gòn không cho phép xóa đi cuộc sống của một công viên xanh và nhân văn để thay bằng một cái sân bêtông cho dù nguy nga, tráng lệ; không cho phép đánh đổi một “vườn treo” tự nhiên rộng mở để lấy một “đại sảnh” lộng lẫy phụ trợ cho tòa cao ốc.
Xin hết.
Blog Sa2igon xưa
Wednesday, December 27, 2017
Quà Xuân 2017 - Hội Người Mù Phan Thiết - Trao tặng yêu thương-mỗi độ xuân về-Mậu Tuất 2018 / Program “Giving love-Each Spring-Year of the Dogs (Mậu Tuất) 2018”
Program “Giving love-Each Spring-Year of the Dogs (Mậu Tuất) 2018” officially calling on FB (Face Book) from 15 of December 2017 until the end of the month. Most of the people are olds, blinds, unable to work, illness from strokes, unable to move or sitting on wheelchairs… Each gift package should worth at least 400,000 (VN đồng) or 500,000. That include half in currency and necessary foods such as: rice, instant noodles, sugar, condensed milks…
This unique program calls for supports once a year on FB (since 2014) to help 110 blind families in the city of Phan Thiet. The program will close when receive enough gift packages for the blind families. We sincerely thank for your supports and encouragements from the past years.
And like the past years, the contributions will be published publicity (unless request not to name). We appreciate your helps and contributions from all the Vietnamese in the country and oversea. Together we will bring a warm new year (spring) to these unfortunate disability families. The loves we give will last for long time. All correspondence forward to:
Đặng Thị Bích Loan
Sacombank
Acct. No: 060119249281
Chi nhánh Ngã số 7 - Số 374-376 Lý Thái Tổ
Phường 9, Quận 10, TP Hồ Chí Minh, VN
Chương trình "Trao tặng yêu thương-mỗi độ xuân về-Mậu Tuất 2018" chính thức kêu gọi trên fb-từ 15/12/2017 cho đến cuối tháng. Đa số là những người mù già yếu khó khăn-mất sức lao động, ốm đau tai biến mạch máu não-tê liệt nằm một chổ-cụt hai chân-ngồi xe lăn.v.v. Mỗi phần quà tối thiểu từ 400 ngàn (hoặc 500 ngàn tuỳ theo số tiền đóng góp). Trong đó phân nữa là tiền mặt và thực phẩm: gạo, mì gói, đường, sửa và dầu ăn..
Đây cũng là chương trình duy nhất kêu gọi sự ủng hộ mỗi năm một lần trên fb (bắt đầu từ 2014) để giúp đỡ cho 110 hộ mù-Thành phố Phan Thiết.. Chương trình sẽ đóng lại sớm nếu đủ số. Cám ơn sự ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần của moị nguời trong mấy năm qua.
Và như mọi năm số tiền đóng góp sẽ công khai thu chi-để mọi người tiện theo dõi. (trừ khi có yêu cầu ko nêu tên).. Mong được sự đồng cảm-góp sức sẻ chia của tất cà bạn bè-em cháu trong và ngoài nước. Cùng chung tay mang đến một mùa xuân ấm áp yêu thương với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. (Gia đình mình đóng góp ba triệu đồng). Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi. Mọi sự đóng góp xin gởi về:
Đặng thị Bích Loan
Sacombank
Số tài khoản: 060119249281
tại chi nhánh ngã 7-số 374-376 Lý Thái Tổ
Phường 9 Quận 10
Thành phố Hồ Chí Minh.
Subscribe to:
Posts (Atom)